Ván khuôn dầm – Sự lựa chọn hoàn hảo cho công trình của bạn

Ván khuôn chính thường được hiểu là phần khuôn đúc bê tông trong công trình xây dựng. Chúng là một loại công cụ dùng trong việc chế tạo nên một kết cấu bê tông hoàn chỉnh. Bên cạnh ván khuôn sàn hay ván khuôn cột thì ván khuôn dầm cũng được ứng dụng rất nhiều trong xây dựng. Và để hiểu rõ thêm về loại ván khuôn này thì chúng ta hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây.

Định nghĩa về ván khuôn dầm 

Đây là một loại công cụ có hình dạng hộp với đáy là nơi chịu lực chính. Và cũng là nơi bê tông tác động trọng lượng lên nên bộ phận này có sức bền cao. Bên cạnh đó còn có bộ phận thành giúp hỗ trợ tạo hình bê tông. Chúng cũng chịu tác động nhưng là theo chiều ngang. 

Loại ván khuôn thông dụng.

Các yêu cầu khi thi công ván khuôn dầm 

Dầm sàn là những hạng mục có vai trò hết sức quan trọng trong toàn bộ công trình. Vì thế, việc thi công chúng đòi hỏi phải đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật nhất định sau đây.

– Các mảng ván được sử dụng phải bằng phẳng, không bị cong vênh hay biến dạng.

– Độ vồng của khuôn phải đáp ứng được khoảng 3/1000 nhịp của dầm khi thi công. Có thể chống giữ bằng gông mặt hoặc thành chống xiên từ bên ngoài.

– Sử dụng các tấm lót dày khoảng 3cm để tạo sự chắc chắn cho ván khuôn. Các tấm lót này phải được đặt trên mặt phẳng và phải có nêm điều chỉnh.

– Các khoảng cách phải nằm trong phạm vi cho phép. Bên cạnh đó, chiều cao và chiều rộng của hệ thống phải tuân theo thiết kế của kết cấu bê tông.

– Phần ván đáy phải được chống đỡ bằng hệ thống thanh ngang và cột chống. Khoảng cách giữa chúng phải đáp ứng được khả năng chịu lực. Đồng thời, độ võng của ván phải nằm trong tiêu chuẩn cho phép.

Đáp ứng các yêu cầu nhất định khi thi công.

Cách thi công ván khuôn dầm

Việc thi công ván khuôn dầm hơi phức tạp hơn các loại ván khuôn cột khác với quy trình cụ thể như sau:

Bước 1: Xác định tim dầm

Trước khi lắp ghép các loại ván khuôn thì trước tiên đều cần phải xác định tim dầm. Tiếp đến sẽ rải các tấm ván lót để đặt các chân cột chống cố định.

Bước 2: Đặt các cột chống phù hợp

Sau khi hoàn thành bước 1 thì chúng ta sẽ tiến hành đặt các cây chống chữ T. Bằng cách sử dụng 2 cây chống đặt sát cột rồi cố định 2 cột chống. Bên cạnh đó, đừng quên đặt thêm một số cột chống dọc theo tim dầm.

Bước 3: Cố định các bộ phận

Kế đến là rải ván dầm sàn lên xà đỡ cột chống chữ T rồi cố định 2 đầu bằng giằng cho chắc chắn. Tiếp theo là dựng các tấm ván khuôn thành và liên kết chúng với đáy dầm bằng đinh. Phần mép thì được cố định bằng gông, cây chống xiên và bu lông. 

Bước 4: Kiểm tra và rà soát lại vị trí của tim dầm

Kiểm tra tim dầm lại lần nữa cho chính xác theo yêu cầu rồi điều chỉnh độ cao đáy sao cho phù hợp với thiết kế.

Cách thi công phù hợp.

Trên đây là các thông tin về ván khuôn dầm mà chúng tôi muốn gửi đến bạn. Và nếu như bạn còn thắc mắc về vấn đề gì. Hãy liên hệ trực tiếp qua số Hotline 0866022789. Hoặc truy cập vào website: Nexsun để nhận được sự tư vấn tận tình nhất nhé.

Giải pháp chống thấm mái chéo hiệu quả triệt để

Tuổi thọ sơn Epoxy ngoài trời ở thời tiết Việt Nam?

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *