Bảo quản sáo trúc phong thủy theo phương pháp dân gian

Để lựa chọn được một cây sáo tốt, chuẩn trong phong thủy không phải chuyện đơn giản, vì vậy quá trình xử lý, bảo quản để cây sáo yêu thích của bạn không bị mối mọt mọc trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Sáo trúc, sáo nứa xử lý như thế nào thì tốt: hun khói, luộc, ngâm muối, để khô tự nhiên, phơi nắng… như thế nào thì tốt hơn? Làm sao để xử lý mối mọt, ẩm mốc,…Dưới đây là một vài kinh nghiệm mà mình tích lũy được về việc bảo quản sáo trúc, nứa hi vọng sẽ có ích cho mọi người.

Những thành công lớn cho phong thủy văn phòng

Nước hoa hồng làm làn da trắng hồng và se khít lỗ chân lông Keana của nhật bản

Cách xử lý bảo quản sáo trúc, sáo nứa theo phương pháp dân gian:

  • Phơi nắng: Phơi nắng cũng là một hình thức ép cho trúc nứa khô nhanh hơn nhưng chậm hơn hun khói (cái này cùng tùy nắng to không và bếp có hay sử dụng không). Phơi nắng vừa đủ sẽ cho màu đẹp, sáng và ảnh hưởng ít đến độ rỗng của các thớ trúc nứa.
  • Sấy trúc nứa: Phương pháp này ít được sử dụng ở Việt Nam do không có trang thiết bị, nhưng ở Trung Quốc hình như được áp dụng. Việc sấy khô là rất tốt nếu được áp dụng khi trúc nứa đã để gần như khô, nếu sấy lúc tươi có thể gây nứt và làm rỗng các thớ trúc nứa.
  • Ngậm muối: Có thể ngâm muối, hoặc ngậm muối trong lòng ống trúc nứa. Theo mình thì nên bỏ qua việc ngâm bởi ngâm nước lâu là không tốt (mục thớ, xấu màu võ,…). Việc bỏ muối khô trong lòng trúc nứa là khá tốt, nhưng cần nhiều thời gian để muối ngấm vào trúc nứa (tầm 1 tháng trở lên). Việc ngậm muối sẽ có tác dụng khi thổi thì lòng sáo sẽ nhanh bị ướt hơn, muối cũng làm lấp đi các lỗ hổng.
  • Ngâm hoặc bôi dầu bóng: Phương pháp này ít được sử dụng, và thường được sử dụng cho các tiêu sáo [1] dòng đắt tiền. Loại dầu bóng được ngâm, bôi vào lòng sáo cần thiết là một loại dầu bóng an toàn, không độc hại, tạo được độ bóng để phản xạ âm tốt và ít ngăn cản việc ngấm và thoát nước bọt.
  • Luộc nứa trúc: Việc luộc nứa trúc sẽ làm cho trúc nứa nhanh khô hơn do lớp nhựa bị mất đi thì nước sẽ dể thoát hơi hơn. Phương pháp này thường áp dụng dể làm xổi, làm nhanh.

  • Để phong thủy trong nhà: Để trong nhà giúp trúc nứa khô chậm nhất, nó có vẽ tốt, nhưng cũng có khá khá nhược điểm như: ẩm mốc, màu sắc, thời gian khô, … Việc nước ở trong ống trúc nứa quá lâu cũng không tốt khi mà nó sẽ làm thớ nứa bị mục đi phần nào.
  • Hun khói: hun khói là hình thức để trúc nứa trên bếp củi (hun chậm), hoặc lò hun (hun nhanh). Hun khói sẽ làm cho trúc nứa nhanh khô, mất nhựa, và có màu nâu đen. Hun khói có thể chống mối mọt về sau, một phương pháp chống mối mọt rất tốt.
  • Treo gác bếp (loại bếp củi): treo ống sáo lên gác bếp một thời gian cho muội bám vào rồi lau sạch. Đảm bảo vỏ sáo sẽ có màu đỏ vàng rất đẹp, cũng vệ sinh, tránh nấm mốc, nhưng hết sức cẩn thận nếu như nhiệt độ cao quá là sáo nứt vỡ mất.

Chú ý: Nếu cây sáo đặt làm phong thủy bị mốc ròi, các bạn có thể lấy bông, tẩm cồn lau qua cũng được. Nhưng các bạn tuyệt đối không nên ngâm cả cây sáo trong cồn, cũng đừng phơi sáo trực tiếp ra nắng, hay ngâm nước làm gì… Ngâm sáo không cẩn thận sẽ làm sáo nhanh mục. Phơi nắng sẽ dễ làm tách sáo, chà xát nòng sáo quá mạnh cũng làm ảnh hưởng đến độ mịn, ảnh hưởng tới âm và khả năng vỡ tiếng của cây sáo.

Không dùng giấy nhám hoặc vải cứng tránh làm xước bề mặt của lòng sáo gây ảnh hưởng đến chất âm của sáo trúc. Tốt nhất là đừng để sáo bị mốc, mốc rồi là không hết đen được đâu. Sau khi thổi, bạn nên để sáo ra ngoài một lúc cho khô, đừng cất vào hộp hay túi nhung vội. Nên treo sáo phong th để dốc hết nước trong nòng sáo. Thổi sáo cũng chú ý thổi đúng cách đừng để nước bọt vào sáo nữa bạn đọc nhé!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *