Quy định về kết nối thông tin, dữ liệu hóa đơn điện tử

Với việc phủ sóng hóa đơn điện tử phổ biến đến cộng đồng doanh nghiệp, cơ quan thuế đã xây dựng được cơ sở dữ liệu điện tử hóa về hóa đơn. Tuy nhiên ngoài việc quan tâm đến hướng dẫn cách xuất hóa đơn điện tử, thủ tục thông báo phát hành hóa đơn, nguyên tắc xử lý hóa đơn điện tử sai sót,… doanh nghiệp cũng thắc mắc khá nhiều về trách nhiệm chia sẻ, kết nối thông tin, dữ liệu hóa đơn điện tử. Để đảm bảo dữ liệu được thông suốt, sự phối hợp đa chiều từ doanh nghiệp đến cơ quan chức năng là rất quan trọng.

Trước hết, doanh nghiệp cần hiểu cơ sở dữ liệu hóa đơn điện tử là gì? Nghị định 119/2018/NĐ-CP ngày 12/09/2018 của Chính phủ về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, dịch vụ có quy định cơ sở dữ liệu là tập hợp các dữ liệu thông tin về hóa đơn của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân khi bán hàng, cung cấp dịch vụ. Dữ liệu hóa đơn điện tử được sử dụng để phục vụ công tác quản lý thuế và cung cấp thông tin hóa đơn điện tử cho các tổ chức, cá nhân có liên quan.

hóa đơn điện tử

Trách nhiệm chia sẻ, kết nối thông tin, dữ liệu hóa đơn điện tử được nêu rõ tại Điều 26 Nghị định 119/2018/NĐ-CP như sau:

– Các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế sản xuất, kinh doanh ở các lĩnh vực: điện lực; xăng dầu; bưu chính viễn thông; vận tải hàng không, đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thủy; nước sạch; tài chính tín dụng; bảo hiểm; y tế; kinh doanh thương mại điện tử; kinh doanh siêu thị; thương mại thực hiện hóa đơn điện tử và cung cấp dữ liệu hóa đơn điện tử theo quy định của Bộ Tài chính.

– Các tổ chức tín dụng, ngân hàng thương mại, tổ chức có chức năng thanh toán định kỳ cung cấp dữ liệu điện tử về giao dịch thanh toán qua tài khoản của các tổ chức, cá nhân cho cơ quan thuế theo định dạng dữ liệu chuẩn theo quy định của Bộ Tài chính.

– Tổ chức sản xuất, nhập khẩu những sản phẩm chịu thuế tiêu thụ đặc biệt thuộc đối tượng sử dụng tem theo quy định của pháp luật thực hiện kết nối thông tin về in và sử dụng tem, tem điện tử giữa tổ chức sản xuất, nhập khẩu với cơ quan quản lý thuế. Thông tin về in, sử dụng tem điện tử là cơ sở để lập, quản lý và xây dựng cơ sở dữ liệu hóa đơn điện tử. Bộ Tài chính hướng dẫn việc in, sử dụng tem quy định tại khoản này, tiền thu được từ việc cấp tem đảm bảo bù đắp chi phí in và sử dụng tem.

– Các tổ chức, đơn vị: Cục quản lý thị trường, Tổng cục quản lý đất đai, Tổng cục quản lý tài nguyên khoáng sản, cơ quan công an, giao thông, y tế và các cơ quan khác có liên quan kết nối chia sẻ thông tin, dữ liệu liên quan cần thiết trong lĩnh vực quản lý của đơn vị với Tổng cục Thuế để xây dựng cơ sở dữ liệu hóa đơn điện tử.

Cách đăng ký thuế điện tử đối với DN mới thành lập 

Xóa bỏ và hủy hóa đơn trên báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn là gì?

Với các doanh nghiệp sử dụng phần mềm, dịch vụ, giải pháp hóa đơn điện tử của bên thứ ba, về dữ liệu hóa đơn, tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử đó có nghĩa vụ và trách nhiệm đảm bảo việc truyền nhận hóa đơn điện tử và dữ liệu hóa đơn điện tử giữa doanh nghiệp với cơ quan thuế cũng như bảo mật dữ liệu về các thông tin hóa đơn điện tử của khách hàng. Dữ liệu hóa đơn điện tử là thông tin quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, vì vậy, hãy lựa chọn những đơn vị cung cấp dịch vụ uy tín để ký kết hợp tác.

Hy vọng rằng những chia sẻ trên đây sẽ giúp kế toán và doanh nghiệp hiểu được vai trò, tầm quan trọng của việc kết nối thông tin giữa hóa đơn điện tử với các bên liên quan.

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *